Lược dịch: BS. Phạm Quang Phúc – BS. Trần Trung Bách
Người bệnh ung thư trong độ tuổi từ 15-39 (Vị thành niên và người trẻ), đại diện cho một nhóm đối tượng có những vấn đề đặc biệt cần chú ý trên thực hành lâm sàng. Những thách thức quan trọng ở nhóm đối tượng này cần kể đến:
- Chẩn đoán muộn,
- Ít động lực tiếp cận và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng,
- Sự khác biệt về sinh học khối u,
- Dung nạp kém và hạn chế về khả năng tuân thủ liệu trình điều trị,
- Thiếu sự hỗ trợ về tâm lý xã hội cần thiết,
- Ảnh hưởng tiêu cực của các phương pháp điều trị đến hình ảnh bên ngoài và chức năng tình dục,
- Mất khả năng sinh sản,
- Suy mòn về tài chính do điều trị.
Các liệu pháp xạ trị vào vùng chậu có thể tác động đến nhiều khía cạnh như: Chức năng sinh sản, chức năng nội tiết của buồng trứng, sức khỏe tình dục, các vấn đề về tâm lý và tài chính của họ.
1. Khả năng sinh sản và chức năng buồng trứng
Nội dung chính
Ảnh: Vị trí lý tưởng của chuyển vị buồng trứng ở phần cao, lệch sang bên của ổ bụng (Màu hồng). Các vị trí có thể cân nhắc khác (Dấu gạch chéo)
Tuy nhiên, ngay cả khi ở vị trí mới, buồng trứng vẫn có thể phải nhận một liều xạ nhỏ do tán xạ bên trong cơ thể khi chiếu xạ. Phương thức xạ trị cũng ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn chức năng buồng trứng, với tỷ lệ bảo tồn 86% khi xạ áp sát đơn thuần và chỉ 55% khi phối hợp xạ ngoài và xạ áp sát [3]. Liều xạ vào buồng trứng sau phẫu thuật chuyển vị nên được giới hạn thấp nhất có thể. Một nghiên cứu cho thấy liều tối đa nên < 9.985Gy, liều trung bình < 5.32Gy và V5.5 < 29.65% có thể bảo vệ tốt hơn cho buồng trứng đặc biệt ở phụ nữ dưới 38 tuổi [4].
Với nhiệm vụ sản xuất Estrogen, một nội tiết tố quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần người phụ nữ, suy giảm chức năng buồng trứng dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm với các triệu chứng như bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, tâm trạng lo âu, chán nản, thay đổi về sức khỏe tâm thần và trí nhớ. Mức độ nhạy cảm của buồng trứng với tia xạ thay đổi theo độ tuổi. Mức liều 16.5Gy với tuổi 20 và 10Gy với tuổi 45 ở phân liều tiêu chuẩn 1.8-2Gy đủ triệt tiêu các nang trứng. Các giải pháp cho tình trạng suy chức năng buồng trứng sau xạ trị có thể kể đến như sử dụng hormol thay thế (Với thể bệnh ung thư không bị thúc đẩy bởi hormol), các thuốc giảm triệu chứng bốc hỏa (Ví dụ: venlafaxine, fezolinetant), tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần, hoặc bảo vệ buồng trứng bằng phẫu thuật chuyển vị trước khi xạ trị.
Xạ trị còn gây ra những biến đổi ở tử cung: Giảm lượng mạch máu đến tử cung, xơ hóa cơ tử cung gây trở ngại cho việc mang thai, có thể dẫn đến vô sinh, tăng nguy cơ sảy thai, thai nhẹ cân và sinh non [5]. Bệnh nhân cần được trao đổi trước về khả năng họ không thể tự mang thai và cần người mang thai thay thế ngay cả khi họ lựa chọn trữ đông hay chuyển vị để bảo vệ buồng trứng [6].
2. Sức khỏe tình dục
Các tác động của liệu trình xạ trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống tinh thần người bệnh, như các thay đổi về hình thể làm mất sự tự tin và sức hấp dẫn, biến đổi ở âm hộ, âm đạo và tầng sinh môn như khô, xơ hẹp, rút ngắn, co thắt gây cản trở hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục, làm giảm ham muốn tình dục qua đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ [7,8]. Tỷ lệ hẹp âm đạo dao động trong các báo cáo từ 2,5% đến 88%, phụ thuộc nhiều yếu tố như thể ung thư, liều xạ và phần âm đạo nằm trong thể tích xạ trị. Dụng cụ nong âm đạo được cộng đồng xạ trị khuyến cáo rộng rãi giúp làm giảm tình trạng hẹp âm đạo [9,10], nên bắt đầu sử dụng sau hoàn thành xạ trị 4-6 tuần, mỗi tuần 3 lần và 5-10 phút cho mỗi buổi [9,12], và cần duy trì lâu dài vì hẹp âm đạo thường xảy ra 3-5 năm sau xạ trị.
Kiểm soát liều xạ lên âm đạo là một biện pháp dự phòng hiệu quả. Giới hạn thể tích âm đạo nhận mức liều thấp hoặc liều trung bình lên âm đạo < 43Gy giúp làm giảm biến chứng hẹp âm đạo nghiêm trọng [11]. Ngoài ra, các biện pháp khác có thể được xem xét như liệu pháp nội tiết tại chỗ [10], các bài tập vật lý trị liệu giúp làm mềm vùng chậu, giảm co thắt và căng cứng, hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý và tình dục cũng có thể mang lại lợi ích cho một số bệnh nhân.
3. Tác động về tài chính
Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.4. Tác động về tâm lý
Trẻ nữ vị thành niên và trẻ tuổi thường gặp phải tổn thương tâm lý sâu sắc nhất khi bị chẩn đoán ung thư so với các độ tuổi khác và đa số họ chưa nhận được những hỗ trợ đầy đủ. Sinh hoạt trong các cộng đồng người bệnh ung thư trẻ tuổi hoặc kết hợp chuyên gia về sức khỏe tâm thần vào ê kíp điều trị ung thư có thể giúp ích cho người bệnh.
Tài liệu tham khảo
1) Wallace WHB, Thomson AB, Kelsey TW. The radiosensitivity of the human Oocyte. Hum Reprod. 2003;18(1):117-121. doi:10.1093/ humrep/deg016
2) Ho JR, Woo I, Louie K, et al. A comparison of live birth rates and perinatal outcomes between cryopreserved oocytes and cryopreserved embryos. J Assist Reprod Genet. 2017;34(10):1359-1366. doi:10. 1007/s10815-017-0995-2
3) Hoekman EJ, Broeders E, Louwe LA, et al. Ovarian function after ovarian transposition and additional pelvic radiotherapy: a systematic review. Eur J Surg Oncol. 2019;45(8):1328-1340. doi:10.1016/ j.ejso.2019.02.017
4) Yin L, Lu S, Zhu J, Zhang W, Ke G. Ovarian transposition before radiotherapy in cervical cancer patients: functional outcome and the adequate dose constraint. Radiat Oncol. 2019;14(1):100. doi:10.1186/s13014-019- 1312-2
5) Critchley HOD, Wallace WHB. Impact of cancer treatment on uterine function. J Natl Cancer Inst Monogr. 2005;34:64-68. doi: 10.1093/jncimonographs/lgi022
6) Teh WT, Stern C, Chander S, Hickey M. The impact of uterine radiation on subsequent fertility and pregnancy outcomes. Biomed Res Int. 2014;2014:482968. doi:10.1155/2014/48296
7) Rodrigues AC, Teixeira R, Teixeira T, et al. Impact of pelvic radiotherapy on female sexuality. Arch Gynecol Obstet. 2012;285(2):505-514. doi:10.1007/s00404-011- 1988-5
8) Savoie MB, Paciorek A, Van Loon K, et al. Sexual function remains persistently low in women after treatment for colorectal cancer and anal squamous cell carcinoma. J Sex Med. 2023;20(4):439-446. doi:10.1093/jsxmed/ qdac047
9) Kachnic LA, Bruner DW, Qureshi MM, Russo GA. Perceptions and practices regarding women’s vaginal health following radiation therapy: a survey of radiation oncologists practicing in the United States. Pract Radiat Oncol. 2017;7(5):356-363. doi:10. 1016/j.prro.2017.02.003
10) Carter J, Lacchetti C, Andersen BL, et al. Interventions to address sexual problems in people with cancer: American society of clinical oncology clinical practice guideline adaptation of cancer care Ontario guideline. J Clin Oncol. 2018;36(5):492-511. doi:10.1200/ JCO.2017.75.8995
11) Son CH, Law E, Oh JH, et al. Dosimetric predictors of radiation-induced vaginal stenosis after pelvic radiation therapy for rectal and Anal cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2015;92(3):548-554. doi:10.1016/j.ijrobp. 2015.02.029
12) Damast S, Jeffery DD, Son CH, et al. Literature review of vaginal stenosis and dilator use in radiation oncology. Pract Radiat Oncol. 2019;9(6):479-491. doi:10.1016/j. prro.2019.07.001