Xạ trị kết hợp ADT trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt tại chỗ, nguy cơ cao, sau phẫu thuật

bởi Trần Trung Bách
4 lượt xem

Thảo luận về lợi ích của sự kết hợp xạ trị và ADT với phẫu thuật cho ung thư tuyến tiền liệt tại chỗ, phân tầng nguy cơ cao.

Nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCTs) đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chiến lược này, bao gồm: EORTC 22911, SWOG 8794, ARO 96-02, và FinnProstataX. Trong đó, hai thử nghiệm gần nhất là ARO 96-02FinnProstataX đặc biệt nhấn mạnh lợi ích của xạ trị bổ trợ đơn thuần trong tình huống PSA giảm xuống ngưỡng không phát hiện được hoặc rất thấp (≤ 0,1 và < 0,5 tương ứng) sau mổ.

Kết quả từ các thử nghiệm này chỉ ra lợi ích của xạ trị sau mổ trên các tiêu chí về PSA, nhưng không cải thiện đáng kể về tỷ lệ di căn hoặc sống sót. Không ngạc nhiên khi xạ trị bổ trợ liên quan đến nhiều tác dụng phụ hơn.

Thử nghiệm đa trung tâm SPCG-15 (NCT02102477) đang được tiến hành nhằm xác định các chiến lược điều trị dựa trên phẫu thuật (chỉ phẫu thuật, phẫu thuật với xạ trị bổ trợ, hoặc cứu vãn – Salvage PORT tùy thuộc vào hướng dẫn thực hành tại mỗi trung tâm) có phải là lựa chọn tốt hơn so với xạ trị (Xạ trị chiếu ngoài ± xạ trị áp sát) kết hợp liệu pháp ức chế androgen dài hạn (ADT). Kết quả từ nghiên cứu này rất đáng được chờ đợi.

Xu hướng thực hành hiện đại:

Thực hành lâm sàng điều trị bổ trợ sau mổ cho ung thư tuyến tiền liệt hiện nay có xu hướng chuyển từ xạ trị bổ trợ (adjuvant PORT) sang xạ trị cứu vãn sớm (early salvage RT). Điều này một phần dựa trên kết quả từ phân tích meta ARTISTIC, bao gồm dữ liệu từ các thử nghiệm GETUG AFU-17, RAVES/TROG 08.03, và RADICALS-RT, cho thấy xạ trị cứu vãn sớm có hiệu quả không kém hơn so với xạ trị bổ trợ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tiếp tục áp dụng xạ trị bổ trợ cho bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao, với lý do đây là phân nhóm thiểu số, không đại diện cho số đông người bệnh trong các thử nghiệm nêu trên.

Vai trò của liệu pháp ADT:

Trong GETUG AFU-17, liệu pháp ADT là bắt buộc, và khoảng 25% bệnh nhân trong RADICALS-RT cũng nhận được ADT. ADT có thể cải thiện các kết cục liên quan PSA và có khả năng cải thiện tỷ lệ sống thêm không di căn (MFS) ở một số bệnh nhân theo dõi dài hạn.

Nghiên cứu RTOG 96-01 đã cho thấy lợi ích sống còn (OS) khi sử dụng bicalutamide liều cao trong 2 năm cùng với PORT, nhưng lợi ích này chủ yếu đến từ những bệnh nhân điều trị cứu vãn muộn. Do đó, kết quả này khó có thể ngoại suy cho xạ trị bổ trợ trong bối cảnh hiện đại.

Ứng dụng của xạ trị bổ trợ:

Hiện có nhiều hoài nghi về lợi ích của ADT ngắn hạn với đồng vận GnRH trên phương diện sống thêm toàn bộ, cho những bệnh nhân nhận xạ trị sau mổ (Đặc biệt với các trường hợp xạ trị bổ trợ, khi phần nhiều trong số này có thể “đã được” điều trị triệt căn mà không cần thêm liệu trình bổ trợ).

Trong thực hành lâm sàng hiện đại, Xạ trị bổ trợ sau mổ cho ung thư tuyến tiền liệt thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  1. Di căn hạch trên bệnh phẩm mổ (pN1).
  2. PSA còn ở ngưỡng phát hiện được sau phẫu thuật (mà NCCN gọi là bổ trợ – adjuvant, nhưng được nhiều người coi là cứu vãn – Salvage).
  3. Còn lại tổn thương đại thể sau phẫu thuật (R2 resection).

Đối với các nhóm bệnh nhân này, ADT được xem là có vai trò rõ ràng.

Nguồn: The Mednet.

Những bài viết liên quan

Để lại bình luận