Xạ trị giảm số phân liều sau cắt tuyến vú không kém hơn điều trị tiêu chuẩn hiện tại trong ung thư vú

bởi Trần Trung Bách
31 lượt xem

Nguồn: https://www.cancernetwork.com/conference/astro?ekey=RUtJRDpDODcxNkI0NS0xOUYyLTQ0RjItQjc3Qi1BMkQ1MEEyRjU3N0I%3D&utm_campaign=%25%25emailname&utm_medium=email&_hsenc=p2ANqtz-_uA88-PUP-sAc-e7A5pxrCfIjHldgb6tGMoPPHSId0ZIMZA6TjvSdjFrV6M4PMgnhX8Jk6J_nrCa7ydu9MAYunBu7R8Q&_hsmi=327113483&utm_source=hs

Xạ trị giảm số phân liếu cho thấy không hề thua kém phác đồ tiêu chuẩn trong điều trị bổ trợ sau mổ cho những bệnh nhân ung thư vú, trước đó, trải qua phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú và tạo hình, về phương diện biến chứng, độc tính hay hiệu quả kiểm soát bệnh. Đây là nhận định dựa trên kết quả của thử nghiệm lâm sàng pha 3 RT CHARM (NCT03414970) vừa được báo cáo tại hội nghị thường niên của Hội xạ trị ung bướu Hoa Kỳ (ASTRO) năm 2024.

Tiêu chí chính, tỷ lệ biến chứng liên quan đến tạo hình vú trong vòng 24 tháng, được đánh giá trong một phân tích intent-to-treat (n=825). Kết quả được báo cáo ở nhánh xạ trị phân liều quy ước và nhánh thử nghiệm chiến lược giảm số phân liều, tương ứng lần lượt là: 14,2% so với 12,2% (Ước tính sự khác biệt -2,1%; 95%CI -6,7% đến 2,6%; P=0,0004). Trong đó, tỷ lệ các biến chứng sớm tương ứng lần lượt là 11,9% so với 10,3% (1,6%; 95%CI, -6,9% đến 10,1%). Với các biến chứng muộn, nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ 12,3% và 15,6% (95%CI, -8,7% đến 2,1%). Khi tạo hình với mô tự thân có hoặc không sử dụng implant, kết quả ghi nhận biến chứng sau mổ là 8,9% so với 8,5% (0,4%; 95%CI, -6,2% đến 7,1%). Nếu chỉ sử dụng implant, tỷ lệ này là 13,8% và 17,1% (-3,3%; 95%CI, -9,4% đến 2,7%).

Dữ liệu nghiên cứu cũng đã được xem xét với các phân tích dưới nhóm theo chủng loại và thời điểm tạo hình với túi giãn da (Expander). Kết quả cho thấy:

– Với nhóm bệnh nhân được tạo hình ngay trong cùng ca mổ cắt tuyến vú, tỷ lệ biến chứng ghi nhận được là 13,0% và 13,1% tương ứng với nhánh xạ trị phân liều quy ước và nhánh xạ trị giảm số phân liều (Ước tính sự khác biệt, -0,%%; 95% CI, -10,0% đến 9,9%).

– Với nhóm bệnh nhân được tạo hình ngay với vật liệu tự thân có hoặc không sử dụng implant, kết quả tương ứng là 0,0% và 5,9% (-5,9%; 95%CI, -12,3% đến 0,6%.

– Tạo hình ngay với túi giãn da, túi ngực chính thức được đặt sau một thời gian trì hoãn: 20,5% so với 27,0% (-6,5%; 95%CI, -18,7% đến 5,6%).

– Tạo hình thì hai với mô tự thân có hoặc không sử dụng implant: 3,1% so với 11,8% (-8,6%; 95% CI, -21,0% đến 3,8%).

Tái phát tại chỗ và tại vùng cũng được đánh giá. Ở nhánh phân liều quy ước, biến cố tái phát được ghi nhận ở 7 trên tổng số 403 bệnh nhân. Trong khi đó, ở nhánh xạ trị giảm số phân liều, con số này là 9 trên 422 bệnh nhân. Không có bằng chứng cho thấy tần suất xuất hiện tại phát tại chỗ hay tại vùng khác nhau giữa hai nhánh.

“Xạ trị giảm số phân liều sau cắt toàn bộ tuyến vú kết hợp tạo hình nến trở thành lựa chọn chuẩn mực mới, cải thiện kết quả điều trị cho người bệnh ung thư vú” Theo lời tác giả chính của nghiên cứu Matthew M.Poppe, MD, FASTRO, giáo sư tại khoa Xạ trị ung bướu, Đại học của viện Ung thư Utah Huntsman, nói tại hội nghị.

RT CHARM là một thử nghiệm lâm sàng pha 3 ngẫu nhiên, thiết kế không kém hơn, thực hiện trên 880 bệnh nhân có chỉ định xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú có dự kiến tạo hình vú. Các bệnh nhân sau đó được phân nhóm theo thời điểm và kỹ thuật tạo hình. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được phân ngẫu nhiên nhận liệu trình xạ trị với phân liều quy ước 50Gy trong 25 phân liều (5-6 tuần) hoặc xạ trị giảm số phân liều 42,56 Gy trong 16 phân liều (3-4 tuần).

Tiêu chí nghiên cứu chính là tỷ lệ biến chứng liên quan đến tạo hình trong 24 tháng với biên độ 10%. Các tiêu chí phụ bao gồm tần suất gặp các biến chứng sớm và muộn của tia xạ dựa trên CTCAE phiên bản 4.0, tái phát tại chỗ, tại vùng, thời gian sống thêm không bệnh tái phát tại chỗ – tại vùng và tỷ lệ biến chứng liên quan đến tạo hình theo phương pháp tạo hình.

Tham khảo:

  1. Poppe MM, Le-Rademacher J, Haffty BG, et al. A randomized trial of hypofractionated post-mastectomy radiation therapy (PMRT) in women with breast reconstruction (RT CHARM, Alliance A221505). Presented at the 2024 American Society for Radiation Oncology Annual Meeting, September 29-October 2, 2024; Washington, DC. Abstract 1.
  2. Hypofractionated radiation therapy after mastectomy in preventing recurrence in patients with stage IIa-IIIa breast cancer. ClinicalTrials.gov. Accessed September 30, 2024. https://shorturl.at/DhUIA

Những bài viết liên quan

Để lại bình luận