Tiếp theo kỳ 1, xem lại tình huống lâm sàng tại đây.
Ý kiến chuyên gia:
– TS. Adam S. Garden, Khoa Xạ trị, Trung tâm Ung thư MD Anderson (Texas, Hoa Kỳ)
– TS. Stephen F. Kry, Vật lý xạ trị, Trung tâm Ung thư MD Anderson (Texas, Hoa Kỳ)
Một điều trị nhưng Hai người bệnh
1. Chúng tôi sẽ chỉ định xạ trị bổ trợ tại vị tri u nguyên phát và cả hai bên cổ. Người bệnh có nhiều yếu tố bất lợi làm tăng nguy cơ tái phát và các trở ngại cho điều trị cứu vãn khi tái phát xuất hiện.
2. Xạ trị điều biến liều (IMRT), mặc dù, có thể tăng liều xạ đến bào thai so với kỹ thuật xạ trị 3D quy ước. Sử dụng các dụng cụ che chắn thai, giữ mức độ điều biến ở mức thấp, xoay hệ thống chuẩn trực – Collimator (Để các lá collimator mở dọc theo trục cơ thể người bệnh), cùng với chế độ “Không lọc phẳng” (Flattening-Filter-Free) có thể giúp hạn chế nguy cơ cho thai. Lựa chọn kỹ thuật xạ trị nào sẽ được quyết định dựa trên kết quả ước tính liều xạ đến thai.
Liệu trình xạ trị sẽ được bắt đầu 4 tuần sau phẫu thuật, tương ứng với tuần 21 thai kỳ. Điều này có thể chấp nhận được khi người bệnh đã bước qua giai đoạn thai kỳ nhạy cảm nhất với tia xạ. Trên nguyên tắc chung, xạ trị càng nên được trì hoãn đến giai đoạn sau của thai kỳ khi vùng chiếu xạ càng gần với vị trí của thai.
3. Bỏ qua vùng cổ phải sẽ không mang lại ý nghĩa đáng kể trên phương diện bảo vệ thai.
4. Mang thai không phải là một chống chỉ định đặc thù đối với hoá trị. Trường hợp ngày được mô tả với nhiều yếu tố lâm sàng bất lợi, nhưng không có: Diện cắt dương tính hay xâm lấn quá vỏ hạch, những dữ kiện sẽ cho phép chỉ định hóa xạ trị đồng thời với mức độ đồng thuận cao. Hiện chưa có dữ liệu bằng chứng ủng hộ hóa trị bổ trợ thay thế cho vai trò của xạ trị.
5. Nguyện vọng của cá nhân người bệnh sẽ có ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược điều trị. Mặc dù nguy cơ là thấp đối với bào thai, vẫn có những khả năng xạ trị tác động đến sự phát triển hay chức năng của não và dị dạng. Thêm vào đó, những biến chứng liên quan đến điều trị có thể trở nên khó quản lý hơn nếu xuất hiện trong thai kỳ và để lại hệ quả trên đứa trẻ sắp chào đời.
Kỳ 3: Quản lý ung thư khoang miêng ở 3 tháng giữa thai kỳ
Tài liệu tham khảo
1. Sharma AK. Head and neck radiation in a young pregnant woman. Int J Radiat Oncol Biol Phys 2022;114:382.
2. Kry SF, Bednarz B, Howell RM, et al. AAPM TG-158: Measurement and calculation of doses outside the treated volume from external-beam radiation therapy. Med Phys 2017;44:391–429.
3. Stovall M, Blackwell CR, Cundiff J, et al. Fetal dose from radiotherapy with photon beams: Report of AAPM Radiation Therapy Committee task group No. 36. Med Phys 1995;22:63–82.