Xạ trị ung thư vú: Lập kế hoạch xạ trị toàn vú

bởi Trần Trung Bách
121 lượt xem

Biên soạn: BSNT. Trần Trung Bách

– Trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm, chiến lược bảo tồn vú (Breast conserving therapy) dựa trên phẫu thuật lấy rộng u và xạ trị bổ trợ. Khi đóxạ trị toàn vú vẫn là lựa chọn tiêu chuẩn, cải thiện kiểm soát bệnh tại chỗ đối với tất cả phân nhóm bệnh nhân.

– Bên cạnh đó, xạ trị khu trú một phần vú cũng là một xu hướng ngày càng phổ biến, với dữ liệu bằng chứng cho thấy ưu thế ở một số trường hợp chọn lọc.

– Kế hoạch xạ trị thường sử dụng kết hợp một số trường chiếu photon và electron.

1. Mô phỏng:

– Tư thế và dụng cụ cố định:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên giá đỡ chuyên dụng (Breast board hay Breast Step), hai tay đưa lên phía trên đầu đặt thoải mái trên phần đỡ cánh-khuỷu-cẳng tay của giá đỡ, đầu quay ngang về phía vú lành.
Hình 1.1. Giá đỡ (Minh họa với MammoRX) có góc tạo với mặt bàn 10-15o nhằm mục đích để thành ngực người song song với mặt bàn, qua đó, giúp tối ưu hóa hoạt động của collimator. Phần đỡ cánh-khuỷu-cẳng tay có vạch số định mức có thể tùy chỉnh phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Gối đỡ khoeo giúp người bệnh thoải mái hơn cùng với tác dụng hạn chế di lệch tư thế do trượt.
  • Để tránh hiệu ứng “Bolus”, một số dụng cụ cố định phụ trợ có thể được sử dụng nhằm giảm tối đa tiếp xúc hai bề mặt da tại nếp lằn dưới vú: Áo ngực dạng lưới chuyên dụng cho xạ trị hay đệm định hình (MoldCare) hay mặt nạ nhiệt.
Hình 1.2. Áo ngực dạng lưới chuyên dụng trong xạ trị ung thư vú
  • Giá vú có thể được thay thế bởi đệm định hình bằng hút chân không (Vac-lok).
Hình 1.3. Đệm định hình bằng hút chân không (Vac-lok)
  • Ở những phụ nữ vú kích thước lớn, mô vú lỏng lẻo, có thể lựa chọn tư thế nằm sấp với bàn chuyên dụng.
Hình 1.4. Tư thế nằm sấp với bàn chuyên dụng

– Đánh dấu bằng dây vật liệu cản quang tại các mốc hỗ trợ xác định trường chiếu tiếp tuyến và tại các sẹo mổ, chân dẫn lưu:

Hình 1.5. Hình ảnh minh họa các cách đánh đấu bằng dây vật liệu cản quang: Hình bên trái: (1) Trên: Ngang mức bờ dưới đầu trong xương đòn/đầu trong xương sườn thứ 2, (2) Dưới: Nếp lằn dưới vú; (3) Trong: Đường giữa xương ức, (4) Ngoài: Đường nách giữa, (5) Sẹo mổ; Hình bên phải: (1) Dây đánh dấu vòng quanh chu vi vú, (2) Sẹo mổ, (3) Núm vú.

– Tâm mô phỏng (Tâm tham chiếu – Reference Isocenter) là giao của 3 mặt phẳng (Hình 6): Mặt phẳng Axial ngang mức núm vú hai bên, mặt phẳng Sagital chính là mặt phẳng đứng dọc qua đường giữa ức, mặt phẳng Coronal ngang mức độ cao khoảng 10 cm từ mặt bàn. Đặt dấu chì tại vị trí tương ứng của tâm mô phỏng trên bề mặt da, 1 dấu chính giữa và 2 dấu hai bên.

Hình 1.6. Đánh dấu vị trí tâm mô phỏng (Tâm tham chiếu)

– Ghi nhận hình ảnh cắt lớp vi tính mô phỏng:

  • Giới hạn vùng khảo sát từ đoạn cổ (Ngang mức dưới xương hàm dưới hay ngang mức xương móng) đến dưới mức ngách sườn hoành 15 cm.
  • Thuốc cản quang tĩnh mạch không thật sự cần thiết.
  • Độ dày lát cắt 2.5 – 5 mm.
  • Trong tình huống ung thư vú trái, kỹ thuật mô phỏng 4D, kết hợp kiểm soát thở chủ động (Active Breathing Control) ghi nhận hình ảnh cuối thì hít sâu tối đa – nín thở là một lựa chọn cho phép hạn chế tốt hơn liều xạ đến tim nhờ tăng khoảng cách giữa tim và các thể tích bia.

2. Xác định các thể tích xạ trị:

Để đọc tiếp nội dung vui lòng Đăng nhập! Bạn chưa phải thành viên? Đăng ký ngay.

Những bài viết liên quan

Để lại bình luận